Đầu tư mạnh cho y tế cơ sở

Những năm qua, ngành Y tế Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trung tâm y tế (TTYT) tuyến huyện, đặc biệt ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó tạo điều kiện cho người dân ở đó có cơ hội được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ y tế có chất lượng, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết.

Bác sỹ tại TTYT huyện Tiên Yên đang khám bệnh cho bệnh nhi.

Bác sỹ tại TTYT huyện Tiên Yên khám bệnh cho bệnh nhi.

Sự chuyển biến tích cực đó có được là nhờ sự quan tâm, đầu tư của tỉnh đối với mạng lưới y tế cơ sở, từng bước cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng sâu, vùng xa. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng y tế toàn tỉnh. Một số TTYT huyện được đầu tư nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng, như: Đầm Hà, Hoành Bồ, Ba Chẽ, Hải Hà… Cùng với đó, các đơn vị tuyến huyện còn được đầu tư bổ sung và hiện đại hóa trang thiết bị y tế, như: Máy chụp cắt lớp đa dãy, hệ thống phẫu thuật nội soi, hệ thống xét nghiệm miễn dịch…  Bên cạnh đó, các TTYT tuyến huyện còn được quan tâm thu hút phát triển nguồn nhân lực. Đến nay, toàn tỉnh có 2.306 cán bộ y tế tuyến huyện (933 là lao động hợp đồng), trong đó có 595 bác sỹ. Đồng thời cán bộ y, bác sỹ thường xuyên được cử đi đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là ở các cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, nhiều TTYT ở vùng sâu, vùng xa còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị. Những khó khăn đó đã và đang được ngành Y tế từng bước tháo gỡ, giúp cho y tế cơ sở thực sự phát huy được các lợi thế trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân.

Nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, từ năm 2016, ngành Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tuyến tỉnh tích cực hỗ trợ các trung tâm y tế (TTYT), với nhiều hình thức đa dạng, như: Hỗ trợ toàn diện (đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ trang thiết bị, tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý…); hỗ trợ tại chỗ, hỗ trợ qua hệ thống Telemedicine… Trong đó, hình thức hỗ trợ toàn diện đã đem lại những kết quả tích cực, làm thay đổi tích cực y tế vùng khó khăn, đặc biệt là người dân được hưởng lợi vì được sử dụng dịch vụ y tế tốt hơn ở ngay gần nhà. Theo đó, Bệnh viện Ða khoa tỉnh hỗ trợ TTYT Đầm Hà, Bệnh viện Bãi Cháy hỗ trợ TTYT Bình Liêu, Bệnh viện Sản Nhi hỗ trợ TTYT Cô Tô, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả hỗ trợ TTYT Ba Chẽ, với nhiều kỹ thuật được chuyển giao, như: Phẫu thuật nội soi, gây mê, hồi sức cấp cứu, ngoại ổ bụng, chấn thương… Để việc chuyển giao đạt hiệu quả, các bệnh viện tuyến tỉnh tiếp nhận các bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng từ TTYT huyện về bệnh viện đào tạo “cầm tay, chỉ việc” từ 3 đến 9 tháng tùy theo chuyên ngành. Ngoài ra, các bệnh viện tuyến tỉnh còn hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho các đơn vị khó khăn khác như TTYT Hải Hà, Móng Cái, Hoành Bồ, Quảng Yên, Tiên Yên…

bệnh viện Ða khoa tỉnh hỗ trợ TTYT Đầm Hà

Bác sỹ Lương Toàn Thắng (ngoài cùng, bên phải), Trưởng khoa Chấn thương – Chỉnh hình,

Bệnh viện Ða khoa tỉnh, tư vấn chuyên môn cho bác sỹ Khoa Ngoại, TTYT Đầm Hà.

Sau khi được đầu tư, nhiều TTYT tuyến huyện đã triển khai thêm nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên khoa, tập trung vào lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, hồi sức cấp cứu, phẫu thuật. Đặc biệt, 100% TTYT tuyến huyện đều triển khai được kỹ thuật phẫu thuật nội soi. Đồng thời thực hiện được nhiều kỹ thuật tuyến tỉnh, như: Xử lý vết thương gan trong chấn thương, xử lý vết thương tim, phẫu thuật sọ não, chạy thận nhân tạo và nhiều kỹ thuật khó khác.

Đặc biệt, trước tình hình thiếu hụt nhân lực chuyên môn giỏi ở các đơn vị y tế tuyến huyện, nhất là ở các huyện miền Đông, khiến cho người bệnh thường xuyên vượt tuyến trên để khám, chữa bệnh, từ tháng 7/2017, Sở Y tế đã xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình “Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chung”. Trong đó, lựa chọn 138 cán bộ (trong đó có 89 bác sỹ) là những cán bộ giỏi thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành của các đơn vị y tế tuyến tỉnh sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho tuyến huyện khi có yêu cầu của người bệnh hoặc đơn vị. Qua đó đã khắc phục được những khó khăn trong việc thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các đơn vị tuyến huyện, tạo điều kiện các đơn vị được tiếp cận nhanh chóng các thành tựu KHKT. Đồng thời, tạo thuận lợi nhất cho người dân được tiếp cận, sử dụng dịch vụ kỹ thuật của tuyến trên trong quá trình khám, chữa bệnh ngay tại nơi sinh sống. Đến nay, đã có hàng trăm lượt cán bộ, y, bác sỹ tuyến tỉnh xuống hỗ trợ kịp thời cho tuyến dưới, cứu sống nhiều bệnh nhân mắc bệnh nguy hiểm, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân.

Các TTYT tuyến huyện được quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong ảnh: Nhân viên y tế chụp CT cho người bệnh tại TTY T Đầm Hà.

Các TTYT tuyến huyện được quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm nâng

cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong ảnh: Nhân viên y tế chụp CT cho người bệnh tại TTYT Đầm Hà.

Bên cạnh đó, ngành Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tuyến tỉnh tổ chức nhiều đợt khám, chữa bệnh lưu động cho người dân ở 41 xã của 9 huyện khó khăn trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2017, toàn tỉnh đã thực hiện khám, cấp thuốc miễn phí cho trên 23.000 lượt người dân các huyện, xã vùng khó khăn; qua đó phát hiện trên 600 người mắc bệnh nặng để tư vấn điều trị kịp thời. Chương trình khám, chữa bệnh lưu động cho người dân vùng sâu, vùng xa là một trong những nội dung trong nhiệm vụ phát triển y tế phổ cập của ngành Y tế. Từ năm 2016, ngành Y tế đã phân công 4 bệnh viện lớn của tỉnh là Đa khoa tỉnh, Bãi Cháy, Sản Nhi, Đa khoa khu vực Cẩm Phả thực hiện công tác khám, chữa bệnh lưu động đến nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Các bệnh viện đã phối hợp với trung tâm y tế tuyến huyện tiến hành khảo sát nhu cầu, xây dựng kế hoạch khám, chữa bệnh lưu động hằng năm, đảm bảo mỗi xã được khám ít nhất 4 lần/năm.

Có thể khẳng định, thông qua chương trình khám, chữa bệnh lưu động giúp người dân ở các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được phần nào tiếp cận với cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao. Các bệnh viện tham gia đều chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị y tế, thuốc, địa điểm khám bệnh, mời khám đúng đối tượng, đảm bảo các điều kiện phục vụ chu đáo. Người bệnh được khám và cấp thuốc tại chỗ; phát hiện kịp thời bệnh mạn tính; khám sàng lọc, hướng dẫn người dân đến cơ sở chuyên khoa tiếp tục điều trị

(Lượt xem 108, hôm nay 1)

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.